Trong chỉnh nha, chúng ta thường xuyên gặp các cụm từ như “Khớp cắn chuẩn”, “Khớp cắn đúng” hay “Răng chuẩn khớp cắn”. Trong bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu thế nào là khớp cắn chuẩn và nó đem lại lợi ích gì chúng ta về sức khỏe, thẩm mỹ, sinh hoạt…
Mục lục
Khớp cắn chuẩn là gì?
Khớp cắn chuẩn hay còn được gọi là khớp cắn đúng, là một thuật ngữ trong nha khoa dùng để mô tả một tình trạng khi răng trên và răng dưới khớp với nhau một cách chính xác khi cắn lại với nhau. Đây là tình trạng lý tưởng giữa hàm trên và hàm dưới, điều này còn thể hiện ở sự tiếp xúc giữa hai hàm hoàn toàn hòa hợp mà không có bất kỳ sự chênh lệch nào.
Một khớp cắn chuẩn có thể được xác định bằng các yếu tố như sau:
– Cắn đúng vị trí: Trong khớp cắn chuẩn, các răng hàm trên phải chính xác khớp và gặp các răng hàm dưới theo đúng vị trí và tỷ lệ.
– Độ tiếp xúc đồng đều: Trong khớp cắn chuẩn, các điểm tiếp xúc giữa các răng phải được phân bố đều và cân đối trên bề mặt cắn. Khớp cắn đúng đảm bảo rằng không có điểm tiếp xúc không cần thiết hoặc tiếp xúc quá mạnh, đảm bảo một phân phối lực cắn đồng đều trên tất cả các răng.
– Khớp cắn không gây khó khăn hoặc đau: Trong khớp cắn chuẩn, không có sự cản trở, khó khăn hoặc đau khi cắn và nghiến. Các răng gặp nhau một cách mượt mà và tự nhiên, không gây bất kỳ khó khăn hoặc vấn đề khi thực hiện các hoạt động ăn nhai và nói chuyện.
Lợi ích của khớp cắn chuẩn
Sở hữu một khớp cắn chuẩn là điều mà ai cũng mong muốn bởi không chỉ đem lại những lợi ích về mặt sức khỏe mà còn có những lợi ích về thẩm mỹ.
Gương mặt hài hòa, đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt
Đây là lợi ích đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy và cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Khớp cắn ảnh hưởng rất nhiều đến tương quan gương mặt, điều này có thể thấy rõ nhất ở những người có khớp cắn ngược (móm) hoặc khớp cắn sâu.
Khi có khớp cắn chuẩn, hai hàm tương xứng, gương mặt cũng trở nên rất hài hòa, cân đối, các đường nét trên gương mặt rõ nét. Hầu hết những người có khuôn mặt xinh đẹp đều không gặp bất cứ tình trạng sai lệch khớp cắn nào.
Hơn nữa, một hàm răng đều đẹp, không lệch lạc cũng là điểm cộng để vẻ ngoài của một người thêm duyên dáng, đáng yêu hơn.
Dễ dàng vệ sinh răng miệng
Khớp cắn sai lệch thường khó vệ sinh hơn khớp cắn chuẩn, do thường xuyên bị thức ăn mắc lại tại các kẽ răng. Do đó, cần nhiều thời gian hơn để vệ sinh răng, đôi khi cần sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ thì mới có thể làm sạch hoàn toàn được.
Ngược lại, với những trường hợp khớp cắn chuẩn, các răng khớp với nhau đúng vị trí, không có hoặc rất ít kẽ răng hở thì việc vệ sinh răng miệng trở nên rất dễ dàng.
Ăn nhai tốt hơn
Các răng tiếp xúc với nhau đúng cách giúp cho thức ăn được nghiền nhỏ và đều. Điều này giúp cho răng khỏe hơn và các chức năng tiêu hóa cũng được đảm bảo, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Răng chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ các bệnh về răng miệng
Răng chuẩn khớp cắn, hạn chế bị bào mòn, từ đó răng cũng chắc khỏe hơn, men răng được bảo vệ tốt nhất. Khi răng chắc khỏe cộng với được chăm sóc và làm sạch tốt sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu…
Làm gì để có khớp cắn chuẩn?
Theo một số nghiên cứu cho biết có đến 90% người dân trên Thế giới gặp các tình trạng sai lệch khớp cắn. Như vậy, có rất ít người có khớp cắn chuẩn mà không cần can thiệp y khoa hoặc thẩm mỹ.
Vậy cần làm gì để có một khớp cắn chuẩn nhằm đảm bảo thẩm mỹ khuôn mặt cũng như sức khỏe răng miệng? Để sở hữu một khớp cắn chuẩn, những biện pháp dưới đây sẽ là những phương pháp tốt nhất:
Bọc răng sứ
Phương pháp đầu tiên có thể kể đến là bọc răng sứ. Đây là một phương pháp thẩm mỹ kết hợp với điều trị được áp dụng với một số tình trạng răng như: răng mòn, răng xỉn màu, răng bị nhiễm khoáng, răng thưa, sứt răng, mẻ răng,…
Bọc răng sứ, hay còn được gọi là phục hình răng sứ, là một quá trình nha khoa trong đó một lớp vỏ sứ mỏng được gắn lên bề mặt của răng để cải thiện hình dạng, màu sắc và vẻ ngoài của răng.
Quá trình bọc sứ diễn ra như sau:
- Thăm khám, tư vấn: Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng và mong muốn khách hàng để tư vấn loại chọn loại sứ, màu sắc sứ phù hợp.
- Chế tạo răng sứ: Khi đã lựa chọn loại răng sứ cũng như màu sắc, nha khoa sẽ tiến hành chế tác răng sứ cho bạn.
- Mài răng: Khi bọc răng sứ cần mài đi một phần răng.
- Lắp răng sứ: Sau khi đã nhận răng, nha khoa sẽ hẹn bạn tới mài răng và lắp răng sứ vào răng.
- Hướng dẫn chăm sóc sau bọc răng sứ: Răng sứ sẽ cần một chế độ chăm sóc khác với răng thật, do đó, sau khi thực hiện bọc răng sứ xong, khách hàng sẽ được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.
Cũng giống như bất cứ phương pháp nào khác, bọc răng sứ vẫn có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể đó là:
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh, cho kết quả ngay sau khi làm
- Không chỉ cải thiện được khớp cắn mà còn cải thiện được hình thái răng, màu sắc của răng
- Phục hồi chức năng ăn nhai của răng
- Nếu biết cách chăm sóc có thể giữ được từ 10 đến trên 20 năm
Nhược điểm:
- Phải mài răng thật nên nếu tay nghề bác sĩ không đảm bảo có thể khiến răng yếu đi, răng ê buốt
- Không thể duy trì suốt đời như răng thật
- Chỉ có tác dụng với các trường hợp sai khớp cắn nhẹ như răng khấp khểnh hay răng thưa
Do đó, khi quyết định bọc răng sứ để cải thiện khớp cắn, bạn cần tìm hiểu kỹ để tìm bác sĩ có tay nghề, được tư vấn thật tâm về tình trạng răng của mình. Tốt nhất nên lựa chọn các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám nha khoa uy tín để làm, tránh làm tại các spa, cơ sở làm đẹp trên thị trường.
Hỏi đáp: Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm được áp dụng trong các trường hợp sai lệch khớp cắn do xương hàm, ảnh hưởng đến răng, môi, cằm, nói chung là tương quan gương mặt.
Phẫu thuật hàm là một phương pháp điều trị phức tạp và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của sai lệch khớp cắn.
Một vài ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này có thể kể đến như sau:
Ưu điểm:
Có thể điều trị những trường hợp sai lệch liên quan đến xương hàm
Nhược điểm:
- Đây là một phẫu thuật phức tạp nên cần thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật
- Cần có bác sĩ có tay nghề, thiết bị hiện đại, phòng phẫu thuật và dụng cụ đảm bảo vô trùng
Niềng răng
Niềng răng có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp sai lệch khớp cắn, bao gồm cả khớp cắn chéo, khớp cắn hở, khớp cắn sâu, hay các vấn đề khác liên quan đến hàm răng.
Khi khớp cắn sai lệch, có thể gây ra nhiều vấn đề như nhai không đều, tình trạng móm hàm, đau hàm, hoặc ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin trong giao tiếp.
Nói chung, niềng răng có thể điều trị hiệu quả để khắc phục các vấn đề về khớp cắn và cải thiện sức khỏe và vẻ ngoài của hàm răng. Tuy nhiên, tương tự với phẫu thuật hàm hay bọc răng sứ, niềng răng cũng cần được thực hiện bởi nha sĩ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để đảm bảo kết quả an toàn và tốt nhất cho từng trường hợp.
Ưu điểm:
- Có thể áp dụng với nhiều tình trạng răng
- Góp phần cải thiện thẩm mỹ, sức ăn nhai, phát âm, khớp cắn
- An toàn, cho hiệu quả nắn chỉnh răng tốt
Nhược điểm:
- Với niềng răng mắc cài có thể gây vướng víu, khó chịu khi mới bắt đầu niềng
- Một vài trường hợp cần nhổ răng để răng dịch chuyển tốt hơn
- Khó khăn trong vệ sinh răng miệng
- So với các phương pháp khác, niềng răng cần thời gian lâu hơn từ 1,5 đến 2 năm
Hỏi đáp: Niềng răng lâu nhất là bao nhiêu năm?
Tuy nhiên, những nhược điểm trên có thể được khắc phục với phương pháp niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp mới nhất, hiện đại nhất hiện nay khi sử dụng khay niềng trong suốt để thay thế cho dây cung, mắc cài.
Với đặc điểm trong suốt, ôm sát với răng nên hạn chế được tình trạng vướng víu, nhiệt miệng. Đồng thời, với tình năng có thẻ tháo rời nên việc vệ sinh răng miệng răng uống cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Niềng răng được áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau. Trẻ em từ 8 tuổi đã có thể niềng răng hoặc khám tiền chỉnh nha. Độ tuổi thích hợp nhất để chỉnh nha, thường được gọi là giai đoạn vàng để niềng răng là từ 9 đến 14 tuổi cho hiệu quả tốt và tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm: 40 tuổi có niềng răng được không?
Do đó, cha mẹ nhận thấy con em mình có các dấu hiệu của sai lệch khớp cắn nên đưa con đến gặp bác sĩ sớm để được đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Như vậy, có được khớp cắn chuẩn là điều hoàn toàn có thể nhưng chúng ta cần đầu tư thời gian, chi phí và công sức thì mới có thể đạt được. Để được tư vấn, hỗ trợ trả lời thắc mắc liên quan đến các vấn đề răng miệng và khớp cắn, mời bạn liên hệ đến Nha khoa Thúy Đức theo những thông tin sau: